Ý Nghĩa Lễ Hội Té Nước Thái Lan - Songkran
Té nước là một lễ hội lâu đời của người Thái, người Lào và người Khmer. Trong dịp lễ này, người ta mang nước ra đường và đổ vào người qua đường như một cử chỉ cầu phúc an lành cho năm mới. Ở Thái Lan, người ta bôi tinh bột mỳ vào người khi tham gia lễ hội này để cầu chúc may mắn cho nhau. Lễ hội té nước là một dịp thu hút khách du lịch nước ngoài ở các nước Thái Lan, Lào và Campuchia. Trong dịp này, người ta đi thăm ông bà cha mẹ để tỏ lòng hiếu thảo.
Ở Thái Lan, do Phật giáo là quốc giáo cho nên người Thái ăn Tết theo Phật lịch, năm mới được tính bắt đầu bằng ngày Đản sinh của đức Phật. Sau lễ tắm Phật trên chùa, người dân bắt đầu mừng năm mới bằng lễ hội té nước.
Trong mấy ngày tết, người ta vui chơi ca hát, đi chùa thăm thú bà con liên hoan và uống rất nhiều rượu. Nhìn từng đoàn nối nhau rồng rắn vừa đi vừa múa hát với tiếng khèn bè, tiếng trống rộn ràng. Mọi người té nước vào nhau để cầu may mắn (Hốt nặm) và cũng lá cầu mưa cho vụ mùa sắp tới (đón mùa mưa đến). Đặc biệt một điều rất hay là dù bất cứ bạn là ai cũng được đón tiếp rất trọng thị.
Lễ hội té nước Thái Lan Songkran (สงกรานต์) là ngày tết cổ truyền mừng năm mới của Thái, dù diễn ra vào tháng 4 hàng năm. Đó là bởi Thái Lan được biết đến như một quốc gia có số lượng người theo đạo Phật chiếm đa số (khoảng 95%) và đạo Phật cũng là quốc giáo của đất nước này, nên ngày mừng năm mới Songkran được tổ chức vào ngày đầu năm theo Phật lịch (tương ứng với ngày 13 - 15/4 theo dương lịch), bắt đầu từ năm 1941 do Hoàng gia Thái quy định.
Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa "lúc thời gian dịch chuyển, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ". Trong lễ hội này, mọi người té nước vào nhau và người lớn tuổi để tỏ lòng tôn kính cũng như cầu chúc cho nhau những điều tốt lành.
Bên cạnh đó, người ta còn lên chùa dự lễ tắm Phật, mang trái cây và các món ăn chay cúng dường cho các vị sư, phóng sinh; sau đó là chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi cuối cùng sẽ đến phần vừa là lễ, nhưng cũng vừa là hội của Songkran: lấy nước thơm phun lên người nhau để chúc phúc.
Ngoài ra, người Thái Lan còn tổ chức nhiều cuộc diễn hành, các cuộc thi sắc đẹp… để tăng thêm phần không khí cho lễ hội. Lễ hội té nước Thái Lan thường mang tính chất cộng đồng nhiều hơn là tính nội bộ đoàn viên như những dịp tết cổ truyền của Việt Nam, Trung Quốc... Do đó, hội té nước Songkran đồng thời cũng là một dịp lễ lý tưởng của du lịch Thái Lan để du khách tới chứng kiến và cùng hòa mình vào ngày hội.
Lễ hội té nước Thái Lan Songkran thường sẽ có các nghi thức: dọn dẹp nhà cửa và rũ bỏ những cái cũ (ngày Wan Sungkharn Long), chuẩn bị đồ ăn trong những ngày lễ sắp tới (ngày thứ hai, ngày Wan Nao), ngày Wan Payawan (ngày đầu tiên của năm mới) với các nghi thức như lên chùa cúng dường thức ăn, quần áo, lau Phật và vẩy nước thơm. Ngày Wan Payawan cũng là ngày bắt đầu của lễ hội té nước Songkran.
--------------------------------------